5 lưu ý chọn laptop cho học sinh sinh viên
Thị trường laptop ngày càng đa dạng cho bạn nhiều lựa chọn nhưng cũng gây không ít băn khoăn cho người mua khi có quá nhiều mẫu mã. Đối với học sinh sinh viên thì việc chọn laptop cũng không hề đơn giản, làm thế nào để đảm bảo nhu cầu học tập, vừa phù hợp với túi tiền là câu hỏi phổ biến thường gặp. 5 lưu ý chọn laptop cho học sinh sinh viên được chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn có lựa chọn phụ hợp nhất.
Nội Dung Chính
1. Giá cả là lưu ý hàng đầu
Giá cả là tiêu chí hàng đầu bạn cần quan tâm khi lựa chọn laptop. Tùy khả năng tài chính mà bạn lựa chọn chiếc laptop với mức giá phù hợp.
Nếu khả năng tài chính trên 30 triệu đồng, bạn có thể tha hồ lựa chọn những chiếc laptop khủng nhất, xịn nhất, đáp ứng tốt mọi nhu cầu học tập, giải trí của bạn.
Nếu bạn có từ 15 – 30 triệu thì cũng có rất đa dạng lựa chọn, có thể đáp ứng tốt các nhu cầu thông thường, không quá khủng nhưng vẫn ở mức khá so với số tiền bỏ ra.
Còn nếu khả năng tài chính dưới 15 triệu thì bạn sẽ có lựa chọn là những chiếc laptop phổ thông với khả năng xử lý, bộ nhớ lưu trữ, dung lượng RAM… sẽ khiêm tốn hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn đáp ứng tốt những nhu cầu cơ bản như làm việc trên file tài liệu, duyệt web, xem phim hay chơi game nhẹ nhàng…
2. Tốc độ CPU rất quan trọng
CPU là một trong những bộ phận quan trọng nhất của một chiếc máy tính. Tốc độ CPU quyết định đến thời gian xử lý trên máy tính, tốc độ càng cao thì thời gian xử lý càng nhanh.
Hiện nay, Intel là hãng CPU phổ biến được ưa dùng với Kaby Lake (đời 7) là thế hệ CPU mới nhất. Ngoài ra, mỗi đời CPU Intel đều chia làm ba dòng chính, gồm Core i3, Core i5 và Core i7. Dòng càng cao thì khả năng xử lý càng tốt, và ngược lại.
Dòng chip | Số nhân thực | Bộ nhớ cache |
Siêu phân luồng (Hyper-Threading) | Turbo Boost | Đồ họa | Giá |
Core i3 | 2 | 3MB | Có | Không | Thấp | Thấp |
Core i5 | 2-4 | 3MB-6MB | Có/Không (tuỳ mỗi dòng) | Có | Trung bình | Trung bình |
Core i7 | 2-4 | 4MB-8MB | Có | Có | Tốt nhất | Đắt nhất |
Hiện nay, với tài chính từ 10 triệu đồng là bạn đã có thể sở hữu một chiếc laptop Intel Core i5 hoặc cao hơn, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của mình.
3. Kích thước màn hình cũng cần được quan tâm
Kích thước màn hình cũng ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm trên máy tính của người dùng. 15 inch được xem là kích thước màn hình phù hợp nhất để học tập tại nhà cũng như đảm bảo tính di động. Trong khi đó, thiết bị lớn hơn sẽ khá cồng kềnh, cấu hình và giá bán cũng cao hơn nên bạn cần cân nhắc. Và cũng nên tránh chọn laptop dưới 13 inch, tuy gọn nhẹ nhưng trải nghiệm gõ phím cũng như quan sát trên màn hình cũng hạn chế.
Cùng với kích thước màn hình thì bạn cũng cần quan tâm đến cân nặng của laptop, tốt nhất là dưới 2,2kg để đảm bảo việc mang vác, di chuyển được dễ dàng.
4. Bộ nhớ lưu trữ cũng quan trọng không kém
Bộ nhớ lưu trữ cũng ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của máy tính, do đó cũng là yếu tố bạn cần lưu tâm khi chọn mua laptop. Hiện nay, ổ cứng SSD rất ưu việt, cho tốc độ nhanh hơn nhiều so với ổ cứng HDD cũ. Điều này cho phép mở tài liệu, ứng dụng, chép dữ liệu nhanh hơn, giúp nâng cao hiệu suất học tập, làm việc trên máy tính.
5. Lưu ý đến thời lượng pin
Thời lượng pin cũng là tiêu chí quan trọng khi chọn mua laptop cho học sinh sinh viên. Bởi bên cạnh việc học tập tại nhà thì phần lớn các bạn cần dùng máy tính ở trường, không phải lúc nào cũng có điều kiện để sạc pin đầy đủ. Do đó, một chiếc laptop có thời lượng pin lâu là rất cần thiết để đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng các nhà sản xuất thường công bố thời lượng sử dụng pin trong điều kiện lý tưởng nhất, trên thực tế thời lượng sử dụng này có thể ít hơn 20% con số được công bố. Do đó, bạn hãy cân nhắc với nhu cầu của mình để chọn chiếc laptop có thời lượng pin phù hợp nhé.
Trên đây là những lưu ý hàng đầu khi chọn mua laptop cho học sinh sinh viên, hi vọng có thể giúp bạn chọn được chiếc taptop tốt nhất, vừa đảm bảo nhu cầu học tập vừa phù hợp với khả năng tài chính. Và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo trên aitop.vn để bỏ túi thêm nhiều thủ thuật máy tính hay ho nữa nhé.