Những lời khuyên bổ ích khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng
Chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng luôn là một thử thách đối với các nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, khi bạn có thể làm chủ được những kỹ thuật nhiếp ảnh cũng như làm chủ được thiết bị của mình thì chúng không còn là vấn đề nữa. Hãy cùng lắng nghe những lời khuyên bổ ích khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng sau nhé!
Chọn chế độ chụp tự động
Trong một số trường hợp đòi hỏi phải bắt được khoảnh khắc thì chế độ tự động là tối ưu nhất cho tất cả các tình huống. Máy ảnh sẽ tự tính toán và đưa ra các thông số phù hợp và kịp thời để bạn có thể bắt trọn khoảnh khắc. Tuy nhiên, sẽ có lúc máy ảnh hiểu nhầm ý đồ của bạn và đem lại những bức hình không như mong muốn.
Ổn định máy ảnh của bạn
Chân máy ảnh là phụ kiện không thể thiếu trong những trường hợp nhiếp ảnh thiếu sáng. Với sự giúp đở của chân máy, bạn có thể dể dàng thao tác và chụp hình ở tốc độ màn trập rất thấp mà không sợ bị ảnh hưởng bởi sự mờ nhè.
Nếu như không có chân máy ảnh, bạn nên tìm một nơi vững vàng và đặt máy ảnh lên đó để chụp. Tuy nhiên, nó sẽ bị hạn chế rất nhiều đến góc chụp của bạn.
Sử dụng ISO cao
Để có thể tăng tốc độ màn trập lên, bạn có thể nâng ISO của máy ảnh lên sao cho phù hợp. Độ nhạy bắt sáng càng cao thì bộ phận cảm biến của máy ảnh bắt lấy ánh sáng càng nhạy. Tuy nhiên, khi độ nhạy bắt sáng càng cao thì độ nhiễu ảnh cũng càng cao. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi dùng tốc độ màn trập chậm hơn. Như một quy tắc chung là khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu và cầm máy trên tay thì bạn nên sử dụng độ nhạy bắt sáng ISO 400 hay cao hơn. Nhưng nếu đặt máy lên giá đỡ thì bạn hãy chỉnh ISO càng thấp càng tốt để giảm thiểu độ nhiễu ảnh và sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn cùng độ mở ống kính nhỏ hơn để bù cho độ nhạy kém hơn của bộ cảm biến.
Nắm vững các kỹ thuật chụp đèn flash
Sử dụng đèn flash là một cách tối ưu để bù sáng cho chủ thể. Tuy nhiên, làm chủ nguồn sáng nhân tạo này đòi hỏi người chơi phải nắm vững các kiến thức sử dụng đèn flash để đảm bảo hiệu quả. Bạn cần nắm vững các kiến thức đánh đèn flash khác nhau và tác động của nguồn sáng từ flash như thế nào đến kết quả của bức ảnh.
Làm chủ máy ảnh của bạn
Ánh sáng mờ và ánh sáng có độ tương phản cao thường xảy ra trong cảnh đêm và có thể khiến máy ảnh lấy nét chậm hơn hoặc không thể lấy nét được thậm chí khiến máy nhầm lẫn khi đo độ phơi sáng làm cho bức ảnh bị dư hoặc thiếu sáng. Vì vậy, thường sẽ tốt hơn khi bạn tự lấy nét nếu thấy máy ảnh gặp vấn đề khi lấy nét. Tuy nhiên, trước tiên bạn hãy kiểm tra xem có phải việc lấy nét gặp rắc rối là do độ dài tiêu cự không thích hợp hay không. Còn về vấn đề phơi sang khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn hãy chụp một loạt ảnh với các độ phơi sáng khác nhau. Bằng cách chụp một loạt ảnh với nhiều độ sáng khác nhau bằng thủ hay tự động của máy, bạn sẽ có thể có được ít nhất một tấm ảnh ưng ý trong loạt ảnh đó.
Khám phá ảnh Bulb
“Bulb” là kỹ thuật chụp ảnh trong ánh sáng yếu khi màn trập của máy được để mở trong khoảng thời gian không giới hạn. Chế độ bulb đều có trong mọi máy ảnh DSLR, nó cho phép người chụp mở màn trập khi nhấn giữ nút màn trập lần đầu và đóng màn trập lại khi thả nút màn trập ra. Chế độ bulb được dùng để chụp những chủ thể phản xạ rất ít ánh sáng hay môi trường ánh sáng quá yếu hoặc không dự đoán được.
Để chụp ảnh bulb, người chụp luôn thiết lập độ mở ống kính cực nhỏ và độ nhạy bắt sáng ISO càng thấp nhất càng tốt để bù cho tốc độ màn trập cực chậm.
Các loại ống kính nên dùng
Đối với trường hợp chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, thì các ống kính có khẩu độ lớn luôn được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ưu tiên. Các ống kính “nhanh” cho phép người chụp sử dụng tốc độ màn trập cao hơn vì vậy giảm rung cho máy tránh gây nhòe ảnh. Các ống kính có khẩu độ F1.4, F1.8 sẽ giúp cho bạn có thể nâng tốc độ màn trập lên 2-3 stop, điều này sẽ hạn chế sự mờ nhòe cho hình ảnh của bạn.
aitopvn.com nơi cập nhật những thông tin mới nhất về thế giới nhiếp ảnh. Truy cập thường xuyên để có được những thông tin thú vị nhất nhé!